Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, góp phần hạn chế việc sản phẩm không bảo đảm chất lượng gây mất an toàn.
Tăng cường tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã luôn quan tâm chỉ đạo, điều hành công tác quản lý chất lượngan toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Đối với loại hình cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hiện toàn tỉnh có hơn 1.065 cơ sở.
Theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, trong những năm qua, chi cục luôn tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giết mổ, thu hoạch, sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm nhằm bảo đảm an toàn.
Theo đó, ngành đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó, tập trung vào các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản và cơ sở sản xuất, kinh doanh rau quả; tăng cường lấy mẫu giám sát, cảnh báo các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
Đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận; công khai danh sách và địa chỉ bán sản phẩm an toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Cán bộ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh lấy mẫu giám sát ATTP tại chợ Dĩ An
Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức đoàn kiểm tra giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đã thực hiện giám sát 123 mẫu thực phẩm tại 77 cơ sở (2 cửa hàng bách hóa tổng hợp và 75 quầy sạp kinh doanh tại các chợ). Kết quả, có 44 mẫu không bảo đảm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.
Song song đó, các Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố trong tỉnh đã thực hiện hàng trăm lượt kiểm tra về điều kiện kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, kiểm tra an toàn thực phẩm, công tác phòng, chống dịch tại các trang trại chăn nuôi và điều kiện vệ sinh thú y tại các lò mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Cần truy xuất nguồn gốc
Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, phần lớn các mẫu thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm chủ yếu là sản phẩm của các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Nên trong quá trình chế biến còn sử dụng phương pháp thủ công, chưa trang bị các thiết bị (cân định lượng) dẫn tới tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm vượt mức tối đa quy định cho phép.
Một số hộ kinh doanh tại các chợ chưa lưu giữ đầy đủ hồ sơ để bảo đảm việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Cùng với tình trạng sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản còn xảy ra (10/30 các mẫu thủy sản nuôi tại cơ sở kinh doanh được kiểm tra có chứa kháng sinh cấm Enrofloxacin).
Ông Trần Phú Cường, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú ý và Thủy sản tỉnh, cho biết biện pháp xử lý, khắc phục là thực hiện việc cảnh báo và truy xuất nguồn gốc theo đúng quy định. Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, chi cục đã gửi thông báo kết quả đến các cơ sở được lấy mẫu giám sát đề nghị truy xuất nguồn gốc đối với các mẫu thực phẩm không đạt các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.
Đồng thời, tổng hợp kết quả truy xuất nguồn gốc gửi văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước của địa phương nơi sản xuất để tăng cường việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát tại địa phương.
Ông Trần Phú Cường cho biết thêm giải quyết vấn đề mất an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản là nhiệm vụ bắt buộc. Ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các địa phương để hướng dẫn, hỗ trợ hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tổ chức liên kết, nhân rộng các chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản chất lượng, an toàn.
Các địa phương cần đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Thời gian tới, ngành nông nghiệp, các địa phương tiếp tục tuyên truyền thay đổi ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Người tiêu dùng nên chọn mua hàng hóa từ các nhà cung cấp uy tín, các mặt hàng đã được kiểm định, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Ông Trần Phú Cường, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh: Để hạn chế tối đa tình trạng vi phạm về chất lượng và an toàn thực phẩm trong nông nghiệp, ngành sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn, chuỗi thực phẩm an toàn của địa phương.
Đồng thời, tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm an toàn thực phẩm nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2021-2030”, tổ chức thực hiện các nội dung theo phân kỳ. Mặt khác, đẩy mạnh việc xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn, củng cố hệ thống quản lý chất lượng các cấp, điều chỉnh phân công, phân cấp quản lý phù hợp thực tiễn.
Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cảm ơn. Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0975 730 849
Website: https://atvstp.org.vn
Nguồn: https://baobinhduong.vn/siet-chat-quan-ly-bao-dam-an-toan-thuc-pham-a327373.html