Nỗi lo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung chưa bao giờ chấm dứt. Người dân lúc nào cũng nơm nớp không biết bao giờ thì ăn phải thực phẩm “bẩn”, khi nào thì bị ngộ độc thực phẩm…
Bà Lâm Thị Thu (huyện Nhà Bè) cho hay, thời gian qua, lãnh đạo TP đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong công tác quản lý ATTP tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống. Tuy nhiên, một số đơn vị quản lý chợ và cơ sở kinh doanh thực phẩm thiếu hiểu biết các quy định về vệ sinh ATTP nên người dân chưa an tâm về nguồn gốc hàng hóa, thực phẩm ở các chợ truyền thống.
Bà Trần Thị Thùy Trang (quận 6) phản ánh, hiện nay nhiều mặt hàng thực phẩm đông lạnh, thức uống đóng chai, sữa non… không có nguồn gốc rõ ràng được rao bán tràn lan trên mạng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trao đổi về giải pháp bảo đảm ATTP tại chợ truyền thống, ông Đinh Hồ Duy Ngọc – Trưởng ban Quản lý chợ An Đông (Q.5) – cho biết, ban quản lý chợ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan ATTP đến các hộ kinh doanh, ngành hàng thực phẩm và các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Định kỳ ban quản lý phối hợp với cơ quan chức năng về ATTP tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề đảm bảo ATTP, tập trung vào bảo quản nguồn thực phẩm, vệ sinh dụng cụ chế biến; phối hợp cơ sở y tế tổ chức khám sức khỏe cho các hộ kinh doanh, tư vấn chăm sóc sức khỏe để đảm bảo các tiêu chí theo quy định kinh doanh.
Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng ban Quản lý ATTP TP.HCM – cho biết, TP có 236 chợ truyền thống, 3 chợ đầu mối đang được UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức khẩn trương chỉ đạo xây dựng mô hình chợ ATTP. Tuy nhiên, lượng khách đến chợ càng lúc càng giảm do nhiều người chê chợ không đảm bảo ATTP. Mặt khác, hiện cơ sở vật chất các chợ truyền thống, các chợ đầu mối xuống cấp nhiều, khó bảo đảm vệ sinh. Ngoài ra, thức ăn đường phố cũng là một mối lo về ATTP. TP có 13.506 cơ sở và 15.854 người hoạt động trong lĩnh vực này.
Từng cơ sở đều có các chương trình tập huấn, xây dựng mô hình điểm ATTP. Tuy nhiên, hiện mới có 118 mô hình điểm của 72 phường, xã. Thức ăn đường phố có đặc thù “nay đây mai đó” nên khó nắm bắt. Vì vậy, nếu thức ăn không đảm bảo vệ sinh thì người tiêu dùng không nên mua. Nếu gặp sự cố ATTP, trước hết người dân phải đến cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.
Đồng thời, liên hệ Ban Quản lý ATTP TP hoặc phản ánh ngay cho UBND phường, xã để cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu kiểm tra. Về phía Ban Quản lý ATTP TP, thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị xây dựng mô hình điểm.
Ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP – khuyến cáo, người dân nên chọn mua những sản phẩm uy tín của các cơ sở sản xuất kinh doanh lâu năm, có địa chỉ kinh doanh cố định. Không nên chấp nhận hàng hóa có giá cả quá bất thường như rẻ so với mặt bằng chung thị trường; bao gói sản phẩm phải lành lặn, thông tin hàng hóa đầy đủ, thực phẩm tươi sống phải có kiểm định rõ ràng.
“Trước khi nhận hàng thanh toán nên kiểm tra, yêu cầu cung cấp biên nhận, chứng từ hóa đơn để xác nhận việc mua bán đã xảy ra, đã thanh toán tiền để sau này nếu xảy ra tranh chấp sẽ có căn cứ chứng minh nhằm tránh sự chối bỏ trách nhiệm của bên bán hàng. Đây cũng là cách tự bảo vệ mình”, ông Đạt nói.
Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cảm ơn. Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0975 730 849
Website: https://atvstp.org.vn
Nguồn: https://www.giaoduc.edu.vn/nguoi-dan-van-lo-lang-ve-an-toan-thuc-pham.htm