Home » Giấy Phép Thực Phẩm » Những chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo mà các doanh nghiệp cần biết

Những chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo mà các doanh nghiệp cần biết

Hiện nay, Bộ Y tế cũng đã có những quy định rõ ràng về chỉ tiêu rõ ràng về kiểm nghiệm gạo, và bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh cần phải tuân thủ rõ ràng. Vậy, nhắc đến những chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo, Bộ Y tế có những yêu cầu như thế nào, các doanh nghiệp sản xuất cần phải đáp ứng được những yêu cầu gì để đảm bảo đáp ứng được chỉ tiêu đề ra đó.

Năm chỉ tiêu khắt khe về tiêu chuẩn gạo để đạt đủ tiêu chuẩn kiểm nghiệm

Thứ nhất: Chỉ tiêu cảm quan gạo

Trước hết, xét bề mặt bên ngoài bằng cảm quan khi nhìn vào người ta gọi đó là chỉ tiêu cảm quan gạo. Bằng mắt thường, chúng ta có thể đánh giá cảm quan về chất lượng của gạo bằng những yếu tố sau đây: kích thước to hay nhỏ, màu sắc như thế nào, mùi vị đặc trưng của gạo, bề mặt cùng với độ bóng loáng của gạo, có lẫn cám hay vỏ trấu hay không,… Nếu đạt được những tiêu chuẩn về các yếu tố sau đây, gạo được xem là gạo chất lượng tốt thông qua mặt cảm quan.

Bước kiểm nghiệm gạo phải bắt đầu từ việc đánh giá cảm quan để kịp thời khắc phục những tồn đọng nhanh nhất và thuận tiện cho những bước sau.

Kiểm nghiệm gạo để đảm bảo chất lượng
Kiểm nghiệm gạo để đảm bảo chất lượng. Nguồn: ATVSTP

Thứ hai: Chỉ tiêu hoá lý

Chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo còn có chỉ tiêu về hoá lý, được xét chủ yếu ở chất lượng tinh bột của gạo. Thông thường, gạo trắng chứa 80% tinh bột, trong tinh bột có hai thành phần – amylose và amylopectin, đây là hai thành phần có ảnh hưởng đến chất lượng cơm khi nấu. Cụ thể, gạo nhiều chất amylose hơn sẽ có độ cứng cao hơn không dẻo như gạo có chứa  nhiều amylopectin. Dựa vào quy trình kiểm nghiệm gạo trên chỉ tiêu hoá lý, giúp chúng ta phân biệt rõ được tính chất của từng loại gạo.

Ngoài thành phần là tinh bột, chỉ tiêu hoá lý còn được xét dựa trên những yếu tố khác như: độ ẩm trong gạo, hàm lượng protein, hàm lượng chất béo, hàm lượng glucozo, chất xơ,… và một số chất khác. Tuỳ thuộc vào kết quả đánh giá, cơ sở sẽ tiến hành điều chỉnh liều lượng các chất cho phù hợp với mục đích đáp ứng hàm lượng dinh dưỡng cho người dùng.

Thứ ba: Chỉ tiêu vi sinh

Chỉ tiêu vi sinh được đánh giá dựa trên hàm lượng đo được ở các loại vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm có chứa bên trong gạo, gồm có một số vi khuẩn như: tổng số bào tử nấm men, nấm mốc, Coliforms, Staphylococcus aureus, Escherichia Coli, Clostridium perfringens, Bacillus cereus, Salmonella,.… Tuy nhiên, khi xét chỉ tiêu không yêu cầu xét tất cả các vi khuẩn trên mà lựa chọn những yếu tố phù hợp với chất lượng của gạo để đánh giá.

Bảng chỉ tiêu cụ thể, doanh nghiệp có thể tham khảo
Bảng chỉ tiêu cụ thể, doanh nghiệp có thể tham khảo

Thứ tư: Chỉ tiêu kim loại nặng

Khi kiểm nghiệm gạo còn phải chú trọng phân tích chỉ tiêu kim loại nặng, nên đánh giá hàm lượng của một số loại kim loại nặng như chì, kẽm, thủy ngân… Những kim loại này nếu tồn dư trong gạo với hàm lượng vượt quá mức cho phép sẽ gây hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng. Chính vì thế, ở chi tiêu này cần kiểm nghiệm khắt khe, cần kiểm soát chặt chẽ để tránh những nguy hại nguy hiểm khi xuất gạo ra thị trường.

Thứ năm: Hàm lượng hoá chất không mong muốn

Cây lúa trong quá trình gieo trồng chắc chắn sẽ phải sử dụng đến các loại thuốc trừ sâu cũng như những hợp chất phân đạm để bảo vệ và kích thích tăng trưởng cho cây. Vì vậy, không thể tránh khỏi việc  tồn dư của những hoá chất độc hại, đồng thời để tránh hư hỏng, ẩm mốc người ta cũng sử dụng một số chất bảo quản. Vậy nên khi kiểm nghiệm gạo cần đánh giá khách quan và chi tiết hàm lượng hoá chất không mong muốn để hạn chế tối đa những nguy hại mà các hoá chất này có thể làm ảnh hưởng đến con người.

Đây là đầy đủ các bước trong quy trình kiểm nghiệm gạo, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn có thể thay đổi bổ sung hay lượng bỏ tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm để có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí hiệu quả mà vẫn đảm bảo chất lượng nguồn hàng.

Nhiều lợi ích của việc kiểm nghiệm gạo

Kiểm nghiệm gạo giúp chúng ta có thể đo được các hàm lượng của những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo. Thông qua đó đánh giá kịp thời, thay đổi nhanh chóng để đáp ứng được yêu cầu của Bộ Y tế đồng thời đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm gạo chất lượng tốt nhất, an toàn nhất cho người sử dụng.

Kiểm nghiệm gạo góp phần xây dựng thị trường với các thực phẩm sạch
Kiểm nghiệm gạo góp phần xây dựng thị trường với các thực phẩm sạch

Bên cạnh đó, góp phần xây dựng một thị trường sản xuất cung ứng gạo an toàn, với các mặt hàng tốt nhất, được kiểm duyệt kỹ càng. Có như vậy mới có thể tạo lập được môi trường kinh doanh thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, và nói không với thực phẩm bẩn, hàng kém chất lượng.

Có thể nói, kiểm nghiệm gạo là một quy trình cần thiết cho các công ty sản xuất cung ứng gạo đặc biệt là những công ty xuất khẩu gạo tại Việt Nam. Đây là yếu tố giúp chúng ta kiểm soát tốt chất lượng của thực phẩm, nhanh chóng khắc phục và bổ sung những cái chưa tốt. Và những chỉ tiêu về kiểm nghiệm gạo này, bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất gạo phải ghi nhớ, ứng dụng và thực hiện tốt.

Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cám ơn.

Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0975 730 849

Website: https://atvstp.org.vn

Nguồn: https://atvstp.org.vn/giay-phep-thuc-pham/kiem-nghiem-thuc-pham/kiem-nghiem-gao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *